Báo cáo đối thoại chính sách 2016: Các cảnh báo tiềm năng cho Việt Nam khi gia nhập TPP

29/11/2016

Ấn phẩm “Báo cáo đối thoại chính sách” xuất bản hằng năm, tổng hợp những kết quả nghiên cứu độc lập từ các nhà khoa học của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh về kinh tế - xã hội, những vấn đề nổi bật của kinh tế Việt Nam qua các năm. Đây là một kênh trao đổi chính sách theo quan điểm học thuật từ Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh để chuyển đến các nhà nghiên cứu, các cơ quan hoạch định chính sách và cộng đồng doanh nhân.

Tháng 10/2015, Việt Nam cùng 11 quốc gia ở hai bên bờ Thái Bình Dương bao gồm Hoa Kỳ, Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, và Singapore đã hoàn tất đàm phán Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Câu hỏi đặt ra là Việt Nam có hưởng lợi từ Hiệp định này hay không? Tác động của TPP đến cải cách thể chế, nhất là thể chế kinh tế, môi trường kinh doanh như thế nào? Ai sẽ được lợi và ai sẽ bị thiệt khi Việt Nam gia nhập TPP? Ngành nào sẽ được lợi, ngành nào sẽ bị thiệt hại? Đâu là các thách thức đối với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp đang tham gia thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế? Liệu Việt Nam có tận dụng được cơ hội này để thực sự hưởng lợi từ Hiệp định TPP hay không?

Trên cơ sở những vấn đề đặt ra ở trên, Báo cáo đối thoại chính sách 2016 với chủ đề Các cảnh báo tiềm năng cho Việt Nam khi gia nhập TPP này sẽ có những nội dung liên quan đến TPP như sau: (1) Ảnh hưởng của TPP đến kinh tế vĩ mô, mức độ mở cửa thương mại và lĩnh vực xuất nhập khẩu; (2) Ngành công nghiệp nào sẽ được hưởng lợi và ngành nào sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực từ TPP; (3) Khả năng thâm nhập và phòng vệ của doanh nghiệp Việt Nam trong TPP; (4) Nghiên cứu điển hình: trường hợp ngành dệt may; (5) Nghiên cứu điển hình: những thách thức đối với chính phủ về mua sắm công khi tham gia TPP; và (6) Ảnh hưởng của các FTA đã ký nói chung, TPP nói riêng đến cải cách thể chế.

Kết quả của ấn phẩm Báo cáo đối thoại chính sách 2016 đưa ra những cảnh báo tiềm năng cho Việt Nam khi gia nhập TPP, kỳ vọng đóng góp những gợi ý chính sách liên quan đến thể chế kinh tế, nâng cao khả năng phòng vệ, huy động hiệu quả nguồn lực của xã hội.

Talk show “Câu chuyện kinh doanh” trên kênh truyền hình FBNC

Dựa trên kết quả nghiên cứu của ấn phẩm “Báo cáo đối thoại chính sách 2016: Các cảnh báo tiềm năng cho Việt Nam khi gia nhập TPP”, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp với kênh truyền hình Kinh tế - Tài chính FBNC tổ chức chuỗi talkshow thuộc chương trình “Câu chuyện kinh doanh”. Các nhà khoa học của Trường đã tham gia ghi hình với 4 chủ đề vào tháng 10/2016 và được phát sóng vừa qua, nhằm chào mừng kỷ niệm 40 năm thành lập Trường. Các talkshow này có thể được truy cập theo các đường dẫn sau:

- Cơ hội cho Việt Nam & Doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

http://fbnc.vn/thuong-mai-quoc-te-cua-viet-nam-trong-boi-canh-tpp-phan-1-46969/

http://fbnc.vn/thuong-mai-quoc-te-cua-viet-nam-trong-boi-canh-tpp-phan-2-46968/

http://fbnc.vn/thuong-mai-quoc-te-cua-viet-nam-trong-boi-canh-tpp-phan-3-46967/

- Năng lực phòng vệ và thâm nhập

http://fbnc.vn/nang-luc-tham-nhap-va-phong-ve-cua-doanh-nghiep-viet-nam-truoc-tpp-phan-1-47752/

http://fbnc.vn/nang-luc-tham-nhap-va-phong-ve-cua-doanh-nghiep-viet-nam-truoc-tpp-phan-2-47753/

http://fbnc.vn/nang-luc-tham-nhap-va-phong-ve-cua-doanh-nghiep-viet-nam-truoc-tpp-phan-3-47754/

- Ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

http://fbnc.vn/tpp-tac-dong-nhu-the-nao-den-nganh-det-may-viet-nam-phan-1-47885/

http://fbnc.vn/tpp-tac-dong-nhu-the-nao-den-nganh-det-may-viet-nam-phan-2-47887/

http://fbnc.vn/tpp-tac-dong-nhu-the-nao-den-nganh-det-may-viet-nam-phan-3-47886/

- Cải cách thể chế & Mua sắm công

http://fbnc.vn/cai-cach-the-che-trong-qua-trinh-hoi-nhap-phan-1-48081/

http://fbnc.vn/cai-cach-the-che-trong-qua-trinh-hoi-nhap-phan-2-48083/

http://fbnc.vn/cai-cach-the-che-trong-qua-trinh-hoi-nhap-phan-3-48082/

Sự thành công của hoạt động đối thoại chính sách liên tục trong các năm 2014, 2015 và 2016 đã chứng tỏ hoạt động nghiên cứu và trao đổi học thuật của trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh bước đầu đã tạo được tiếng vang trong xã hội, góp phần thúc đẩy cải cách chính sách phát triển kinh tế vĩ mô.